Trong thế giới đầy rẫy những điều bí ẩn chưa được biết từ trước cho đến nay, chúng ta đang truy cập các trang web khác nhau mỗi ngày cho các nhu cầu khác nhau của chúng ta.
Mặc dù có nhiều TLD, nhưng một số TLD như .com, .net, .org, .xyz, .tk,... đang đứng đầu về mức độ phổ biến. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các TLD phổ biến này.
Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành ba loại:
Đọc thêm: Symbolics.com là tên miền được mua đầu tiên trên thế giới. Và cũng có TLD.com, vì thế có lẽ mọi người ưa chuộng nó nhiều nhất là đúng rồi.
Hy vọng bài viết sẽ mang chút gì đó thú vị và lợi ích đến các bạn. Nếu có gì đó sai xót hoặc thiếu xót mong các bạn bỏ qua. Các bạn cũng có thể để lại bình luận để đóng góp cho bài viết nhé. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo.
Mặc dù có nhiều TLD, nhưng một số TLD như .com, .net, .org, .xyz, .tk,... đang đứng đầu về mức độ phổ biến. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các TLD phổ biến này.
Tên miền cấp cao (TLD) là gì?
Theo Wikimedia - Tên miền cấp cao nhất (tiếng Anh: Top-level Domain - TLD) là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.vídụ.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ).Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành ba loại:
- Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD): Được sử dụng bởi một quốc gia hoặc lãnh thổ phụ thuộc. Nó có hai ký tự, ví dụ .vn cho Việt Nam.
- Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD): Về mặt lý thuyết, được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó (ví dụ, .com cho những tổ chức thương mại). Nó có ba ký tự trở lên. Phần lớn các tên miền dùng chung có thể được dùng trên toàn thế giới, nhưng vì những lý do lịch sử tên miền .mil (quân đội - military) và .gov (chính phủ - government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ. Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như .aero, .coop và .museum, và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như .biz, .info, .name và .pro.
- Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD): Tên miền cấo cao nhất .arpa là tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này. .root cũng có tồn tại nhưng không biết lý do.
.COM
Viết tắt của "commercial: – thương mại, phần mở rộng phổ biến và được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay. Tên miền này dành riêng để đăng ký tên doanh nghiệp, nhưng nó cũng được sử dụng trên tất cả các thể loại web. Do đó, các bạn thường thấy '.com' thường có trong URL của các trang web.Đọc thêm: Symbolics.com là tên miền được mua đầu tiên trên thế giới. Và cũng có TLD.com, vì thế có lẽ mọi người ưa chuộng nó nhiều nhất là đúng rồi.
.NET
Viết tắt của "network" – mạng lưới, thường được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ internet. Chỉ ra rằng nó chủ yếu dành cho các công ty liên quan đến công nghệ mạng..ORG
Viết tắt của "organization" – tổ chức, thường được dùng cho các web của tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức liên kết thương mại..GOV
TLD này được sử dụng như một phần mở rộng của bất kỳ trang web chính thức nào của chính phủ..INFO
Viết tắt của "information" – thông tin, thường được dùng cho web cung cấp thông tin có uy tín. Tên miền này được hiểu theo nguồn gốc thông tin chính thống..XYZ
Tên miền này rất được nổi tiếng kể từ năm 2016. Và một trong những lý do dẫn đến sự phổ biến của nó là nó có giá 10.000vnđ/năm đầu tiên và phí gia hạn các năm tiếp theo của nó cũng như các TLD khác..BIZ
"Biz" là tên gọi tắt của "Business", có nghĩa là "Kinh doanh". Từ cái nhìn đầu tiên, tên miền .Biz sẽ cho người dùng Internet biết bạn là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Đây là tên miền đang được các thương hiệu lớn và nhỏ ưa chuộng khi muốn gia tăng sự hiện diện trực tuyến của mình trên Internet.Hy vọng bài viết sẽ mang chút gì đó thú vị và lợi ích đến các bạn. Nếu có gì đó sai xót hoặc thiếu xót mong các bạn bỏ qua. Các bạn cũng có thể để lại bình luận để đóng góp cho bài viết nhé. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo.
EmoticonEmoticon